Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi kho thông tin khổng lồ gồm cơ sở dữ liệu, hình ảnh, video trên các website mà bạn vẫn thường xuyên vào mỗi ngày được đặt ở đâu không? Những dữ liệu đó được lưu trữ và làm sao để quản lí những nguồn dữ liệu đó trên mạng lưới Internet rộng lớn? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu vài giải đáp thắc mắc mọi vấn đê trên cho bạn nhé!
Hosting hay Web hosting có nghĩa là dịch vụ lưu trữ và duy trì website, là không gian được chia nhỏ từ server giúp bạn đăng tải dữ liệu, xuất bản website, hoặc ứng dụng trên internet. Khi sử dụng hệ thống hosting, bạn đặt lên server (hay còn gọi là máy chủ) của nhà cung cấp các tệp dữ liệu cần thiết để website hay ứng dụng online của bạn chạy được.
Như vậy, có thể hình dung như sau: Nếu xem Website là ngôi nhà, là trụ sở doanh nghiệp, cửa hàng trên Internet, thì Hosting chính là mảnh đất, là mặt bằng để xây dựng trụ sở doanh nghiệp trên Internet đó. Và Tên miền (Domain name) sẽ là biển hiệu, địa chỉ để mọi người nhớ đến và tìm kiếm. Nói tóm lại, nếu bạn chỉ có tên miền (Domain name) mà không có dịch vụ Hosting thì bạn không thể có một trang web được
1. Cpanel Hosting là gì? và tại sao mình nên sử dụng chúng so với những hệ thống quản trị website khác?
Cpanel Hosting giải pháp thực tế được cung cấp bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ giá cả phải chăng. Không có cPanel, bạn sẽ phải cần kiến thức kỹ thuật để quản lý trang web / máy chủ của mình. Nhưng với giao diện đồ họa đơn giản, linh hoạt, kèm theo rất nhiều tính năng, cPanel giúp các bạn quản trị hosting và website của mình một cách dễ dàng, bạn có thể thực hiện các thay đổi bằng giao diện đồ họa – không yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao như những hệ thống web hosting khác.
Tương tự như WordPress, cPanel là một giao diện người dùng giúp cho một hệ thống phức tạp trở nên dễ quản lý hơn đối với các nhà phát triển và người dùng trung bình.
cPanel có hai giao diện, giao diện người dùng được gọi là cPanel và giao diện quản lý máy chủ được gọi là Trình quản lý máy chủ web (WHM). Sự kết hợp này cho phép người dùng quản lý trang web của họ và cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ các công cụ để quản lý máy chủ.
2. Bạn có thể làm gì với Cpanel Hosting?
Sau khi bạn thuê hosting thành công thì một bảng điều khiển rất tiện lợi được hiển thị ra. Bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập để sử dụng nó.
Giao diện Cpanel ở các nhà cung cấp hosting có thể khác nhau, nhưng sẽ có cùng các tính năng như:
Quản lý tập tin, thư mục:
Bạn có thể thêm, xóa, nén, đổi tên,…các tập tin, bảo mật cho thư mục, backup, tạo và quản lý tài khoản FTP,…
Cài chứng chỉ SSL
AutoSSL là một tính năng mới được cPanel & WHM giới thiệu ở phiên bản v58 cho phép người dùng cPanel có thể tự cài đặt và gia hạn chứng chỉ SSL miễn phí cho các website của mình.
Cài đặt và quản lý dịch vụ gửi email
Giám sát sử dụng đĩa trên website của mình
Quản lý từ chối IP
Chức năng này cho phép bạn chặn một dải IP truy cập website của bạn. Bạn cũng có thể giới hạn truy cập từ một tên miền và chức năng Quản lý chặn IP sẽ tự động phân giải nó thành IP cho bạn
Bảo vệ HotLink
Quản lý MySQL,phpMyAdmin
Quản lý Index
Cron Jobs
Công cụ Network
Cpanel hỗ trợ hầu như là tất cả các tính năng cần thiết cho người quản trị website. Giao diện của nó cũng rất dễ sử dụng, bạn có thể thành thạo trong thời gian ngắn.